Vừa qua, cộng đồng mạng có một phong trào post status để quyên góp đủ 100.000 chữ A nhằm giúp đỡ cho một chiến dịch cho trẻ tự kỉ. Chiến dịch đã phát triển nhanh chóng khiến chỉ sau một đêm, thức dậy ai cũng thấy tràn ngập bảng tin bạn bè hưởng ứng qua các bài post. Thậm chí có nhiều bạn post liên tục nhiều bài trong ngày nhằm góp phần hoàn thành con số đặt ra.
Có nhiều ý kiến trái chiều được nhắc đến. Nào là công ty đó dùng lòng hảo tâm của con người để marketing cho mình, quá hời. Nào là các bài toán tính một bài post trung bình sẽ có giá bao nhiêu trong chiến dịch này. Và những bên ủng hộ hoạt động cũng có một số bài viết góc nhìn cá nhân về việc làm từ thiện.
Mình không bàn đúng sai, vì đó là cảm nhận của mỗi cá nhân.
Mình xin chia sẻ lại góc nhìn từ một người anh đi trước mà mình khá tâm đắc.
1. Tất cả các tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới, họ đều có ngân sách cho từng đối tượng nkt, trẻ em, phụ nữ, nhân quyền, tự kỷ…. nên dù có hay ko có A (một chiến dịch kêu gọi, một hoạt động) họ vẫn giải ngân
2. Họ tạo ra chiến dịch là để tăng dấu hiệu nhận thức cộng đồng chứ ko phải quảng cáo
3. Một phần có sự tác động từ các tổ chức: Muốn thanh lọc mạng xã hội tràn ngập hoa hướng dương sẽ tốt hơn? Hay tràn ngập cướp hiếp giết tốt hơn?
4. Nếu bạn đã hoạt động thiện nguyện nhiều đến lúc nào đó, bạn sẽ thấy việc đi xin tiền sẽ dễ hơn là cầm số tiền đó đi cho ai cho đúng đối tượng.
Và dù sao đi nữa. Thì nếu ko có A A A mình nói luôn là 99.9 % ko biết có một tổ chức như vậy đang tồn tại? Và họ làm gì để có ngân sách làm tiếp? Nếu muốn bền vững
5. Sai lầm của nhiều bạn nghĩ rằng từ thiện thì ko nên quảng cáo? Quảng cáo mạnh là đằng khác ko phải để khoe mà để tiếp cận đúng đối tượng.
———————————-
Từ thiện, đôi khi, thà giúp nhầm hơn bỏ sót. Khả năng đến đâu, giúp đến đó. Nếu cảm thấy không tin tưởng, thì làm thinh, bỏ qua. Mình nói lên điều mình nghi ngờ (chưa chắc đúng), những người khó khăn thật sẽ không có ai giúp (vì nhiều người cũng sẽ nghi ngờ theo và cảnh giác). Nếu ai cũng nghi ngờ (vì cũng rất khó để xác thực, và không ai mất thời gian đi xác minh), nhiều thân phận gặp cảnh ngặt nghèo sẽ bị tước đi cơ hội được giúp đỡ.
Nếu có lỡ giúp nhầm người, cũng không chết ai. Nhưng nếu không có ai giúp, nhiều người có thể chết đói. Nếu vì tiếng nói có tầm ảnh hưởng của mình mà mọi người đâm ra nghi ngờ các hoạt động từ thiện và luôn ngờ vực người cơ nhỡ, khó khăn thì sẽ tội nghiệp cho những người gặp cảnh khốn cùng thực sự.
Tất nhiên, không ai có thể giúp đỡ tất cả mọi người. Và có nhiều người cũng thường xuyên đóng góp, giúp đỡ người khác, nhưng không nói ra. Những người này cũng thường im lặng nếu có chút hoài nghi về một hoạt động từ thiện nào đó. Vì, như trên đã nói, họ không muốn tiếng nói hoài nghi của họ (chưa chắc đã đúng) tước đi cơ hội được cứu giúp của những người khó khăn thực sự.